Tôn Giáo

Cải cách Kháng nghị – Cuộc Cách Mạng Kitô Giáo

Phong Trào Cải Cách Kháng Nghị, hay Kháng Cách, hoặc Tin Lành, là cuộc ly khai lớn của Ki-tô giáo vì vấn đề tín lý

Martin Luther va phong trao khang cach

Phong trào Cải cách Kháng nghị (1517-1648) là một giai đoạn biến động tôn giáo, văn hóa và xã hội sâu rộng ở châu Âu thế kỷ 16. Cuộc cách mạng này phá vỡ sự thống trị của Giáo hội Kit-tô giáo thời Trung cổ, mở đường cho sự phát triển của các diễn giải Kinh thánh mang tính cá nhân, đồng thời góp phần hình thành các quốc gia dân tộc hiện đại. Đây được coi là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử phương Tây.

Các phong trào Cải Cách Kháng Nghị khi du nhập vào Việt Nam thì được gọi là giáo hội Tin Lành, một cách dịch khác so với chữ Tin Mừng, hay Phúc Âm đang đang giáo hội Công giáo sử dụng.

Ngày bắt đầu và kết thúc của Cải cách Kháng nghị không được thống nhất hoàn toàn. Một số học giả cho rằng nó kéo dài từ 1400-1750 (từ sự phản kháng của Jan Hus đến khi kết thúc xã hội tiền công nghiệp). Số khác lại đề xuất 1517-1685 (từ sự bất đồng của Martin Luther đến việc bãi bỏ Sắc lệnh Nantes). Dù còn nhiều tranh luận, mốc thời gian được chấp nhận rộng rãi nhất là 1517-1648, bắt đầu từ những ý kiến trái chiều của Martin Luther và kết thúc bằng Hiệp ước Westphalia – văn kiện khép lại Chiến tranh Ba mươi năm bùng nổ giữa Công giáo và Kháng Cách.

PHONG TRÀO CẢI CÁCH KHÁNG NGHỊ ĐÃ THAY ĐỔI HOÀN TOÀN BỨC TRANH VĂN HÓA, TÔN GIÁO, XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ CHÂU ÂU.

Ban đầu sự kiện này được coi là một, nhưng các nghiên cứu hiện đại thiên về cách diễn giải “những cuộc Cải cách Kháng nghị”, bao gồm một loạt các cuộc đấu tranh chống lại sự tha hóa của Giáo hội thời Trung cổ, với mục tiêu ban đầu là cải cách chứ không có ý định ly khai. Một ví dụ điển hình là Cải cách Bohemia (khoảng 1380 – 1436), tiền thân của Cải cách Kháng nghị. Khởi đầu, phong trào này chỉ hướng đến việc cải tổ những hoạt động trái với Kinh thánh của Giáo hội.

Đến thế kỷ 15, nạn tham nhũng trong Giáo hội lan rộng, khiến các tín đồ sùng đạo tìm cách khắc phục. Việc Giáo hội khước từ giải quyết sự bất mãn dẫn đến những cuộc phân ly, thiết lập các giáo phái Tin Lành sau này phát triển thành các hệ phái lớn như Lutheran, Calvin, Anh giáo…

Bản đồ tôn giáo châu Âu thế kỷ 16
Bản đồ tôn giáo châu Âu thế kỷ 16

Phong trào Cải cách Kháng nghị đã thay đổi hoàn toàn diện mạo văn hóa, tôn giáo, xã hội và chính trị của châu Âu. Nó thường được ví như sự ra đời của thời đại hiện đại, trùng hợp và được thúc đẩy bởi thời kỳ Phục hưng thế kỷ 15-16. Mặc dù đã có các phong trào phản biện trước đó, nhưng công nghệ hiện đại – máy in – giúp phổ biến các tài liệu Kháng Cách và Kinh thánh viết bằng ngôn ngữ bản địa. Điều này dẫn đến sự ủng hộ rộng rãi, chấm dứt quyền lực về tôn giáo, văn hóa và chính trị độc tôn của Giáo hội.

Giáo Hội Công Giáo Thời Trung Cổ: Quyền Lực, Tham Nhũng và Những Cải Cách

Trong suốt thời kỳ Trung Cổ Châu Âu (khoảng năm 476 – 1500), Giáo Hội Công Giáo nắm giữ quyền lực tối cao về các vấn đề tâm linh. Tuy nhiên, với quyền lực lớn, tình trạng tham nhũng của giới tăng lữ cũng ngày càng nghiêm trọng, còn bản thân Giáo Hội dần bị chi phối bởi chính trị và lợi ích kinh tế. Đỉnh điểm là khi Giáo Hoàng quá tập trung vào những vấn đề trần tục hơn là đời sống thiêng liêng. Hàng giáo sĩ – gồm Giáo Hoàng, Hồng Y, Tổng Giám Mục, Linh Mục, và các tu sĩ – cũng lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích cá nhân hơn là chăm lo đời sống đức tin cho tín hữu.

Giao hoàng Urban II tại Công đồng Clermont
Giao hoàng Urban II tại Công đồng Clermont

Kính Thánh chỉ có bản tiếng La Tinh mà phần đông bình dân không thể đọc. Thánh lễ và mọi nghi thức cũng được cử hành bằng thứ tiếng này. Giáo hội giữ độc quyền giải thích ý nghĩa Kinh thánh và mặc khải của Chúa Giêsu. Nhưng cách giải thích của họ thường không hợp “thị hiếu” dân chúng, nơi pha trộn đức tin Ki-tô với các tín ngưỡng dân gian.

Việc người dân không được tiếp cận nội dung thánh kinh, cùng lối sống xa hoa của giới giáo sĩ, đã dẫn đến các phong trào cải cách giáo hội từ rất sớm, ngay từ thế kỷ thứ 7 (hoặc còn có thể sớm hơn, tùy cách diễn giải).

Những phong trào này bị lên án và kết tội dị giáo, bị đàn áp dã man để duy trì quyền lực của giáo sĩ. Một trong những phong trào đầu tiên là Paulicians (thế kỷ 7 – 9) chủ trương quay về với giáo lý đơn giản thuở đầu Ki-tô giáo cùng cuộc đời của Thánh Paul (khoảng năm 5 – 67), từ chối các bí tích của Giáo Hội. Những thành viên của Paulicians bị xử tử bằng cách ném đá, thiêu sống, hoặc lưu đầy.

Những nhà cải cải đầu tiên

Các phong trào khác cũng lần lượt xuất hiện, như Bogomils vào thế kỷ 11, Cathars từ thế kỷ 11 – 13, và còn nhiều phong trào khác sau này. Giáo sĩ, triết gia, nhà thần học người Anh John Wycliffe (1330 – 1384) là một phần trong xu hướng này, lên án sự xa hoa và ngạo mạn của hàng giáo sĩ thời ông. Wycliffe cho rằng mọi cá nhân đều nên được tiếp cận Kinh Thánh – thay vì chỉ có giới tăng lữ. Ông đã dịch Kinh Thánh từ tiếng Latin sang tiếng Anh Trung Cổ (hay còn được gọi là Kinh Thánh Wycliffe) – hoặc có nhiều khả năng là hướng dẫn các cộng sự của ông dịch.

Wycliffe cho rằng chỉ kinh thánh là quyền lực duy nhất, hệ thống phẩm trật của Giáo Hội, kể cả Giáo hoàng, đều không có cơ sở trong Kinh Thánh. Ông truyền bá tư tưởng này bằng cách diễn thuyết và phát tờ rơi. Vô tình, những hành động của ông góp phần châm ngòi cho cuộc Nổi Loạn Nông Dân đẫm máu vào năm 1381. Ông qua đời năm 1384 vì đột quỵ nhưng sau đó bị lên án là dị giáo, thi hài bị khai quật và thiêu hủy.

Lấy cảm hứng từ Wycliffe, Jan Hus (khoảng 1369 – 1415), cũng là triết gia, nhà thần học, hiệu trưởng trường Đại học Charles ở Prague, lưu giữ lại các tác phẩm của Wycliffe và ủng hộ cải cách. Ông đặc biệt chỉ trích việc Giáo Hội bán “lệnh ân xá” (indulgences) – những chứng thư giảm thời gian ở nơi luyện tội cho người chết. Ông bị bắt giữ và thiêu sống năm 1415. Những người theo ông tiếp tục chiến đấu cho cải cách và hình thành phong trào Cải Cách Tiệp Khắc, dẫn đến Chiến Tranh Hussite (1419-1434) giữa phe cải cách và những người trung thành với Giáo Hội (được Giáo Hội ủng hộ).

Martin Luther – Linh Hồn của Cải Cách Tin Lành

Mặc dù những nhà cải cách này là tiền phong trong công cuộc Cải Cách, nhưng có lẽ họ ít có ảnh hưởng đến nhân vật cải cách then chốt – Martin Luther (1483-1546), một tu sĩ người Đức, cũng phản đối việc buôn bán ân xá. Bất kể ta định thời gian Cải cách Tin Lành ở thời điểm nào, Martin Luther luôn là trung tâm của nó. Công trình, sức hút, và trí tuệ của ông đã khởi nguồn một phong trào ngoài tầm tưởng tượng của bản thân ông.

Đòn đánh mạnh nhất vào quyền uy Giáo hội thời Trung Cổ không đến từ bất kỳ cá nhân hay phong trào nào, mà từ chính sự bất lực của Giáo hội trước đại dịch Cái Chết Đen những năm 1347-1352. Dịch bệnh tàn phá châu Âu, mọi nỗ lực của Giáo hội đều chẳng thể xoa dịu khổ đau hay ngăn chặn lây lan. Người ta bắt đầu tìm tới y học dân gian, cầu cúng các linh hồn tổ tiên bên cạnh Thánh Maria và Chư Thánh. Lúc ấy, chẳng có thẩm quyền tâm linh nào khác ngoài Giáo Hội Công Giáo La Mã. Thiên đường, luyện ngục, địa ngục là chân lý tuyệt đối; vì vậy, để tránh địa ngục và rút ngắn thời gian ở luyện ngục, người ta phải đè nén mọi nghi ngờ mà răm rắp theo giáo lý.

Trong số các giáo lý ấy có việc mua bán ân xá, được cho là có thể rút ngắn thời gian ở luyện ngục (có thể cho bản thân hoặc cho người thân đã khuất) và giúp linh hồn nhanh chóng lên thiên đường.

Martin Luther là tu sĩ dòng Augustinô, tiến sĩ thần học, giáo sư tại Đại học Wittenberg. Năm 1516, cha dòng Đa Minh là Johann Tetzel đến vùng này bán lệnh ân xá để quyên tiền xây lại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Rome. Tetzel rất giỏi buôn bán, nổi tiếng với câu “Vàng vừa chạm đáy rương, linh hồn vút lên thiên đường”. Có nghĩa là ngay khi mua ân xá, người thân sẽ được giải thoát khỏi lửa luyện tội.

Luther vốn đã phản đối việc này, nay càng không thể chấp nhận Tetzel bán ân xá ở ngay nơi ở của mình.

Ngày 31 tháng 10 năm 1517, Luther phản biện quyền năng và hiệu quả của ân xá, sau này được gọi là 95 Luận Đề. Chuyện kể rằng Luther đóng đinh chúng lên cửa nhà thờ Wittenberg, nhưng các học giả hiện đại không hoàn toàn tin vào điều này. Dù ông dán bản luận đề ở nhà thờ, gửi cho giám mục hay làm cả hai, thì chúng cũng được bạn bè và người ủng hộ sao chép.

Nhờ phát minh máy in vào khoảng năm 1440, 95 Luận Đề nhanh chóng lan khắp nước Đức năm 1518, đến Anh, Pháp năm 1519, mở màn cho công cuộc Cải Cách.

Luther nói thẳng:

Nếu Chúa đã tạo ra luyện ngục, thì Giáo hoàng không có quyền rút ngắn thời gian ở đó cho bất kỳ ai; ngược lại, nếu Giáo hoàng có cái quyền đấy, thì lẽ ra ông ta phải giải thoát linh hồn khỏi đau khổ mà không cần trả một xu nào.

Tôi khẳng định rằng Giáo hoàng không có quyền lực chi phối luyện ngục. Nếu Giáo hoàng có sức mạnh để thả bất cứ ai từ luyện ngục, vậy thì tại sao nhân danh tình yêu thương, ông không xóa bỏ hoàn toàn luyện ngục bằng cách giải thoát mọi người? Nếu vì mấy đồng tiền khốn khổ mà ông thả vô số linh hồn, thì tại sao nhân danh tình yêu thiêng liêng nhất, ông không chịu dọn sạch cái chốn đó? Nói rằng linh hồn được giải thoát khỏi luyện ngục quả là hoang đường. Chỉ cần nghe tiền xu rơi vào hòm là linh hồn được thả, khác gì cổ súy lòng tham? Giáo hoàng tốt nhất nên đem phát không mọi thứ. Quyền lực duy nhất mà Giáo hoàng có đối với luyện ngục là cầu thay cho các linh hồn, và quyền đó thì bất cứ linh mục hay cha xứ nào cũng làm được trong giáo xứ của mình. (trích dẫn trong Bainton, 68)

Khi dám phản đối việc bán ân xá, Luther trực tiếp thách thức thẩm quyền của Giáo hoàng và toàn bộ hàng giáo phẩm của Giáo hội. Dựa theo câu Kinh thánh Rô-ma 1:17 (có đoạn ghi rằng, “người công chính sẽ sống bởi đức tin”), Luther cho rằng không nên có bất kỳ trung gian nào giữa tín hữu và Thiên Chúa, chỉ có lời Kinh thánh mới là định hướng con đường cho một Ki-tô hữu, chứ không phải các giáo điều của Nhà thờ.

Vạ tuyệt thông và khởi đầu kháng cách

Năm 1520, chán ngán việc phải gửi sứ giả tới tranh luận với Luther, Giáo hoàng Leo X đe dọa ông bằng hình phạt tuyệt thông, trừ khi ông rút lại những lời nói của mình. Luther công khai đốt sắc chỉ của Giáo hoàng (một loại chỉ thị) tại Wittenberg và chính thức bị phạt tuyệt thông vào năm 1521, đồng nghĩa với việc theo giáo lý, ông không còn trong ân sủng của Thiên Chúa nữa và phải bị các giáo hội tẩy chay. Ông bị triệu tập đến một cuộc họp của chính quyền thế tục tại thành phố Worms (một hội nghị được gọi là Nghị hội Worms) và được yêu cầu rút lại nhưng đã từ chối.

MAY MẮN THAY, FREDERICK ĐỆ TAM ĐÃ GIẤU LUTHER TRONG LÂU ĐÀI WARTBURG, NƠI ÔNG VIẾT RA MỘT SỐ TÁC PHẨM NỔI TIẾNG NHẤT CỦA MÌNH, BAO GỒM BẢN DỊCH KINH THÁNH SANG TIẾNG ĐỨC.

Luther được Frederick Đệ Tam (Nhà Thông thái, trị vì 1463-1525) – một nhà quý tộc kiêm tuyển hầu tước (người bầu Hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh) của Sachsen đồng cảm với quan điểm của Luther – hứa bảo vệ. Sau Nghị hội Worms, Luther bị tuyên bố là kẻ ngoài vòng pháp luật, ai cũng có thể giết mà không bị tội, nhưng Frederick Đệ Tam đã cho người dàn dựng một vụ bắt cóc giả và giấu ông trong Lâu đài Wartburg. Chính tại đây, Luther đã viết ra một số tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, bao gồm bản dịch Kinh thánh sang tiếng Đức.

Nhờ vào máy in, Kinh thánh tiếng Đức của Luther được sản xuất với giá rẻ và trở thành ấn phẩm bán chạy nhất. Sự chống đối của ông đối với các thế lực tôn giáo đã truyền cảm hứng cho những người khác làm điều tương tự. Dù điều này không nằm trong ý định của Luther và dù ông cũng không ủng hộ, Cuộc Chiến tranh Nông dân Đức (1524-1525) cuối cùng bị dập tắt một phần bởi Luther lên án thứ bạo lực đe dọa tầng lớp quý tộc, bao gồm cả người bảo trợ của mình là Frederick Nhà Thông thái. Tuy nhiên, hành động của ông đã thắp lên ngọn lửa lan ra khỏi Đức sang các quốc gia khác.

Zwingli, Calvin và Henry VIII

Những ý tưởng cách mạng của Luther đã được bạn bè và cộng sự của ông, Philip Melanchthon (1497-1560), đưa vào một khuôn khổ dễ tiếp cận hơn cho giới trí thức châu Âu. Melanchthon góp phần tạo nên nền tảng cho hệ tư tưởng Tin lành Lutheran, sau này tiếp tục ảnh hưởng đến các nhánh cải cách khác.

Tuy nhiên, song song với Luther còn có những nhà cải cách khác đi theo con đường riêng. Một trong số đó là linh mục kiêm triết gia Huldrych Zwingli (1484-1531) ở Thụy Sĩ. Zwingli đã bắt đầu kêu gọi cải cách Giáo hội từ năm 1519, chịu nhiều ảnh hưởng từ học giả Desiderius Erasmus (1466-1536) – người ủng hộ thay đổi Giáo hội từ bên trong.

Zwingli và Luther có nhiều điểm chung trong quan điểm cải cách, bao gồm việc phản đối mua bán ân xá, tôn kính các Thánh, các ngày ăn chay và việc thờ ảnh thánh. Tuy nhiên, họ bất đồng ý kiến về cách diễn giải bí tích Tiệc Thánh. Zwingli cho rằng việc đề cao nghi thức này gần như sùng bái hình tượng, trong khi Luther xem đây là yếu tố trọng tâm trong đức tin của Cơ Đốc nhân.

Về phần nhà thần học John Calvin ( 1509-1564), ông chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Luther. Calvin xứ Pháp ban đầu là một luật sư, sau bị buộc phải lưu vong đến Basel, Thụy Sĩ. Năm 1536, ông xuất bản cuốn sách nổi tiếng, Nền Tảng Đạo Cơ Đốc, phác thảo hệ thống thần học và cách nhìn của ông về phong trào cải cách.

Calvin nhấn mạnh vị trí chủ đạo của cá nhân trong mối quan hệ với Chúa, cho rằng không cần một bên trung gian nào và Giáo hội Công giáo đã đi chệch khỏi Kinh Thánh. Theo ông, Chúa ban cho mỗi cá nhân khả năng kết nối trực tiếp với Thượng Đế, do đó tính đơn giản là cốt lõi trong thông điệp của Đạo Cơ Đốc. Quan điểm bảo thủ và sự khắt khe của ông trong việc bảo vệ Kinh Thánh, cũng như việc đàn áp những nhóm ông cho là lạc giáo, đã nâng Calvin lên vị thế người bảo vệ đức tin cho nền Cơ Đốc giáo thoát ly khỏi giáo quyền Công giáo.

Cùng với Luther, Zwingli, Calvin, còn rất nhiều nhân vật khác tham gia vào phong trào Cải Cách Tin Lành – trong đó có các nhà nữ cải cách như Marie Dentiere (1495-1561) và Argula von Grumbach (1490-1564). Họ phản ứng trước tình trạng suy đồi của Giáo hội, nhưng cũng có những người nhận ra giá trị thực tế của phong trào này. Vua Henry VIII của Anh (trị vì 1485-1509) là một ví dụ tiêu biểu – ông nhìn thấy cơ hội thâu tóm quyền lực và của cải từ phía Giáo hội. Henry VIII, sau khi bị Giáo hoàng từ chối cho phép ly hôn, đã tách khỏi Giáo hội Công giáo để lập nên Giáo hội Anh. Cuộc hôn nhân của Henry VIII tuy là một phần trong sự khởi đầu của Cải cách ở Anh, nhưng việc nhà vua nắm đất đai Giáo hội, vốn được miễn thuế, mới là động lực chính đưa đến sự tách ly này.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s