Blog Lịch Sử

Bộ luật Napoleon (Bộ luật dân sự Pháp 1804)

Bộ luật Napoleon thiết lập các nguyên tắc cơ bản của quyền công dân. Ảnh hưởng của nó rất lớn trên các bộ luật hiện đại.

Tranh minh họa cuộc đảo chính của Napoleon. Về sau bộ luật do ông thiết lập đã giúp ổn định xã hội Pháp

Khi ra đời, Bộ luật Napoleon vẫn là bộ luật mẫu mực nhất trong số các bộ luật của xã hội tư sản, nó đã củng cố các nguyên tắc cơ bản của quyến công dân tư sản thời tiền tư bản độc quyền chủ nghĩa. Chính vì thế mà Bộ luật Napoleon đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành luật dân sự ở nhiều nước trên Thế giới. Cùng với bộ luật Hammurabi của đế quốc Babylon cổ đại, luật 12 Bảng của La Mã cổ đại, đây là một bộ luật nổi bật trong lịch sử pháp luật thế giới.

Cuộc đảo chính của Napoleon

Ngày 27 tháng 7 năm 1794 (9 tháng Thermidor) ở Pháp diễn ra cuộc đảo chính phản cách mạng, thiết lập nền chuyên chính của tầng lớp đại tư sản và kết thúc cuộc đại cách mạng tư sản Pháp Thế kỷ XVIII; bắt đầu thời kỳ lộng hành của các thế lực phản động và khủng bố. Chế độ Đốc chính dưới bàn tay của Barras đã đưa nước Pháp đến tình trạng khánh kiệt, lạm phát và sự bần cùng của nhân dân. Măc dù vẫn duy trì chế độ cộng hoà, song bộ mặt chính trị và xã hội của nước Pháp dưới thời Đốc chính đã hoàn toàn thay đổi. Chính sách đối nội và đối ngoại của chế độ Đốc chính không những đã gây ra sự căm phẫn trong nhân dân, mà còn gây phẫn nộ trong phần lớn giai cấp tư sản. Những tư tưởng của cuộc đại cách mạng tư sản đã ăn sâu vào đời sống chính trị xã hội của nước Pháp.

Trong khi đó nước Pháp cách mạng vẫn phải tiến hành cuộc chiến tranh không nghỉ với các thế lực phong kiến phản động Châu Âu. Và trong cuộc chiến tranh đó đã xuất hiện viên tướng trẻ, tài năng kiệt xuất. Napoleon Bonaparte đưọc phủ đầy hào quang chiến thắng. Mùa Thu năm 1799, Bonaparte xuất hiện ở Paris và chỉ lúc đó, ông mới biết một cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Pháp và tình trạng rối ren, bê bối của chế độ Đốc chính gây ra.

[elementor-template id=”2681″]

Giai cấp tư sản Pháp nhìn thấy ở Napoleon khả năng của một nhà chuyên chế có thể thiết lập một chế độ độc quyền nhằm đưa nước Pháp ra khỏi cuộc khủng hoảng và là người có thể biến hy vọng của họ thành hiện thực. Được sự ủng hộ của giới tài phiệt Pháp, Napoleon quyết định tiến hành cuộc đảo chính vào đêm 9 rạng 10 tháng 11 (18 Brumaire); dùng tiền của các nhà băng Paris mua chuộc Barras, gạt bỏ Hội đồng Đốc chính ra khỏi con đường ngăn cản dẫn đến quyền lực của mình.

Lễ trao vương miện cho Napoleon, tranh của Jacques-Louis David (1804)
Lễ trao vương miện cho Napoleon, tranh của Jacques-Louis David (1804)

Sự cai trị của Napoleon và bộ luật Napoleon

Năm 1799, hiến pháp mới được thông qua và chế độ thủ lĩnh ra đời, đó là một chế độ “quân chủ trong trang phục cộng hoà”. Cơ sở của nền lập hiến được thiết lập từ năm 1789 đã bị phá bô hoàn toàn, sự tồn tại của Hội đồng Nhà nước, Toà án, Viện lập pháp, Viện nguyên lão chỉ là sự nguy trang quyền lực vô hạn của Napoleon.

Nâm 1804, Napoleon tự phong là Hoàng đế Pháp, thâu tóm vào tay mình toàn bộ quyền lập pháp và hành pháp. Để giải quyết các vấn đề đối nội, Napoleon đã đựa vào quân đội, đặc biệt là đội cận vệ riêng. Bộ máy cảnh sát, đặc biệt là mật thám đóng vai trò hết sức quan trọng và có những quyền không hạn chế trong toàn bộ bộ máy Nhà nước. Đế chế của Napoleon I được gọi là Đê chế I, mặc dầu chỉ tồn tại đến năm 1814 song theo lời K.Marx thì Napoleon đã xây dựng được một mô hình Nhà nước tư sản hoàn chỉnh, tựa như một cơ chế ăn bám khổng lồ bao quanh thân thể của xã hội Pháp.

Dưới thời Napoleon I đã hoàn thành việc củng cố chế độ Nhà nước tư sản, hình thành những nền tảng cơ bản của Luật tư sản. Năm 1804 Bộ luật dân sự được ban hành. Nó nổi tiếng với tên gọi Bộ luật Napoleon. Bộ luật đã khẳng định quyền tư hữu củng cố quyền thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản.

Ấn bản bộ luật Napoleon tại bảo tàng Palatinate 
Ấn bản bộ luật Napoleon tại bảo tàng Palatinate 

Khái quát bộ luật Napoleon

Lấy Bộ luật dân sự Roma làm mẫu mực kết hợp với những tư tưởng của cuộc đại cách mạng tư sản Pháp, hệ thống cơ cấu của Bộ luật dân sự Napoleon được chia làm 3 phần: nhân thân, tài sản và nghĩa vụ.

Tiếp nhận các tư tưởng “Tự do, bình đẳng, bác ái” của cuộc đại cách mạng tư sản, các quyền tự do công dân đã đươc Bộ luật quy định một cách cụ thể. Tuy nhiên cũng có những điều luật được áp dụng vào đời sống không hoàn toàn mang tính chất tư sản. Thí dụ, trong lĩnh vực quan hệ gia đinh và hôn nhân vẫn còn tồn đọng những tàn dư của luật phong kiến, nó được thể hiện rõ nét trong việc khẳng định quyền lực của người cha, người chồng trong quan hệ gia đình.

Về quyền tư hữu cũng như các hình thức chiếm dụng sở hữu đã được bộ luật qui định cụ thể. Mọi cơ cấu của hệ thống luật phong kiến đã bị phá bỏ mở đường cho sự tự do sở hữu tư sản. Đất đai trở thành đối tượng mua bán tự do.

Ở phần trách nhiệm, bộ luật thể hiện những nguyên tắc hoàn toàn mang tính chất tư sản, tạo điều kiện thúc đẩy tính chủ động và việc kinh doanh tư hữu tư bản chủ nghĩa. Đáng lưu ý là phần về hợp đồng thuê nhân lực đã được quy định rất chi tiết. Mặc dầu được tự do trong các quan hệ, đặc biệt là tự do hợp đồng làm thuê, Bộ luật Napoleon cũng đặt người làm thuê vào tinh trạng hoàn toàn lệ thuộc vào chủ kinh doanh.

F. Engels coi Bộ luật Napoleon là “Bộ luật tư sản hiện đại nhất, mà cơ sở của nó lá những thành quả xã hội của cuộc đại cách mạng tư sản Pháp”. Với việc thống qua Bộ luật dân sự 1804, về cơ bản đã hoàn thành quá trình hình thành luật dân sự tư sản.

Tiếp theo Bộ luật dân sự năm 1804, việc ban bố Luật tố tụng hình sự (1808) và Luật hình sự (1810) đã khẳng định những nguyên tắc của quá trình cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, thay thế thủ tục tô tụng giáo hội thời phong kiến; đưa ra hệ thống các tiêu chí phạm pháp và khung hình phạt. Trong khi khẳng định các quyền tự do tư sản. Bộ luật đồng thời cũng thể hiện toàn bộ các điều luật phản dân chủ chỉ được nảy sinh trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản với nhân dân lao động.

Năm 1814, với sự bổ trợ của quân đồng minh, triều đại Bourbon được phục hồi, Napoleon bị đi đầy lần thứ 2. Hiến chương 1814, đã phục hồi chế độ quàn chủ lập hiến. Tuy nhiên Hiến Pháp 1814 vẫn giữ lại nhiều điều khoản mà Napoleon đã thực hiện.

Theo thời gian đó Bộ luật Napoleon vẫn là bộ luật mẫu mực nhất trong số các bộ luật của xã hội tư sản, nó đã củng cố các nguyên tắc cơ bản của quyến công dân tư sản thời tiền tư bản độc quyền chủ nghĩa. Chính vì thế mà Bộ luật Napoleon đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành luật dân sự ở nhiều nước trên Thế giới.

Napoleon trong chiến dịch Italia 1797
Napoleon trong chiến dịch Italia 1797

Một số điều luật của bộ luật Napoleopn

Quyển 1 – Về nhân thân

Chương I. về việc sử dụng các quyền công dân và về việc mất các quyền đó.

– Về thực hiện các quyền công dân không phụ thuộc vào tư cách của công dân: tư cách đó có được và được bảo vệ theo quy định của hiến pháp.

– Mọi người Pháp đều được sử dụng các quyền công dân.

Chương V. Về hôn nhân

Người chồng có trách nhiệm bảo trợ vợ mình; người vợ – phục tùng chồng.

Quyển 2. Về tài sản và các phương thức thay đổi sở hữu khác nhau

Chương II. Về sở hữu

  • Sở hữu là quyền được sử dụng và điều hành các tài sản một cách triệt để nhất song việc sử dụng đó không vi phạm các điều cấm của luật pháp và của các quy chế.
  • Không ai cố thể bị ép buộc từ bỏ quyền sở hữu của mình, nếu như điều đó không được thực hiện do lợi ích xã hội vì công bằng và được bồi thường trước.
  • Sở hữu đối với động sản, cũng như bất động sản cho phép với tất cả các vật thế do tài sản ấy sinh ra, và được sát nhập với tài sản đó một cách tự nhiên hay nhân tạo với tư cách là tài sản.

Quyền này đươc gọi là “quyền quy nạp” (có thể là sáp nhập).

552. Sở hữu đất đai bao gồm quyền sở hữu đối với tất cả những gì có bên trên và tất cả những gì có bén dưới.

Người sở hữu có quyền làm tất cả từ trồng trọt đến xây dựng công trình theo ý riêng của mình, ngoại trừ những điều đã được quy định ở chương “Servitus” về đất nghĩa vụ. Người sở hữu có thể xây dựng công trình dưới lòng đất, đào bới đất theo ý minh, khai thác từ lòng đất tất cả các loại sản phẩm mà ở đấy có được: đồng thời tuân thủ những hạn chế do luật pháp và các quy chế về hầm mỏ, và do luật pháp và quy chế liên quan đến an ninh xã hội.

Quyển 3. Về những phương thức khác nhau để có được sở hữu

Những quy định chung

711. Sở hữu đối với tài sản có được và được trao lại bằng cách thừa hưởng, bằng con đường tặng phẩm giữa những người đang sống, hoặc đi theo di chúc đều có hiệu lực.

713. Tài sản không có chủ thuộc về Nhà nước.

Chương III – về các hợp đồng hoặc các trách nhiệm hợp đồng nói chung.

1101. Hợp đồng là sự thoả thuận, mà theo đó trực tiếp một người hoặc một số người có trách nhiệm trước người khác hoặc một số người khác giao cái gi đó, làm cái gì đó hoặc không làm cái gi đó.

1108. Bốn điều kiện đảm bảo một hợp đồng có hiệu lực thực thi: sự đồng ý của bên có trách nhiệm; tính khả thi của việc ký hợp đồng: đối tượng cụ thể hình thành nội dung trách nhiệm: co sở pháp lý của trách nhiệm.

1109.Thoả thuận không có hiệu lực nếu như thoả thuận có được do hậu quả của sự nhầm lẫn hoặc nếu như nó đạt được nhờ sức ép, hoăc bằng cách lừa gạt.

1123. Mọi cá nhân đều có thể ký hợp dồng, nếu như cá nhân đó không tỏ ra bất lực trước pháp luật.

1126. Đối tượng của hợp đồng gồm những gì mà một bên phải trao, hoặc là những gì mà một bên có trách nhiệm phải thực hiện hoặc là có trách nhiệm không thực hiện.

1131. Trách nhiệm mà không có cơ sở, hoặc là có cơ sở giả tạo hoặc cơ sở không đáng tin cậy đều không có hiệu lực.

Chương VIII. Về hợp đồng làm thuê

1781. Phải tin tưởng chủ nhân về việc ấn định mức lương, về khoản thưởng công của năm qua, về tiền công được tính vào khoản thù lao của năm hiện tại.

TS. Lê Thành Khắc

Đánh giá post
Luật Pháp Lịch Sử Pháp

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s