Trần Phò
Kế vị, chẳng những tiếp quản giang sơn Đại Đường, Lý Thế Dân còn kế thừa tư tưởng sùng Đạo của Đường Cao Tổ Lý Uyên. Tán dương Đạo giáo, Đường Thái Tông không tiếc lời ca ngợi sự uyên thâm của triết học Lão Tử đồng thời hạ chiếu cho thiên hạ nhận thức được ý nghĩa “vô danh chi thuỷ”. Hơn nữa để khẳng định giá trị của Đạo giáo, Lý Thế Dân nhấn mạnh tôn chỉ “vô vi” đã giúp mình trị lý thiên hạ. Trong Đạo sĩ nữ quán tại tăng ni chi thượng chiếu (quyển 113 – Đương đại chiếu lệnh tập), Lý Thế Dân tuyên bố: “Thiên hạ đại định, đó là nhờ công của thuật vô vi, cần phải phát triển sự diệu dụng của nó”.
So với người tiền nhiệm, sự lý giải và sùng thượng Đạo giáo của Lý Thế Dân tiến thêm một bước sâu sắc và có hệ thống hơn. Không phải chỉ tán dương tư tưởng Đạo giáo, Lý Thế Dân còn sùng bái “thủy tổ” Lão Tử một cách cuồng nhiệt. Vào tháng 2 năm Trinh Quan thứ 4 (tức năm 630), Đường Thái Tông hạ chiếu đại xá nhân chúc mừng chiến thắng bình định Đột Quyết. Trong chiếu thư này, nhà vua qui thắng lợi vào “Thượng huyền” “Thanh miểu” và xác nhận: “Nhờ sự trợ lực của Thượng huyền, nhờ uy linh của Thanh miếu, chúng ta đã chiến thắng vẻ vang. Chứ Trẫm đã hư bạc, làm sao được như thế!” Khái niệm “Thượng huyền” ở đây chỉ được như thế!”. Khái niệm “Thượng huyền” ở đây chỉ Trời; còn “Thanh miếu” chỉ “Tam Thanh miếu”. Vào đầu đời Đường, Tam Thanh điện nằm nghiêng về hướng Tây Lăng Yên các trong hoàng cung. Như vậy Lý Thế Dân thần hóa hoàng tổ Lão Tử là Thượng đế.
Nhiều lần Lý Thế Dân thừa nhận và tiến thêm một bước minh xác mình là hậu duệ của Lão Tử. Năm Trinh Quan 11 (tức năm 637), trong một chiếu thư, Đường Thái Tông bàn về nguồn gốc phả hệ của mình và khẳng định: “Trẫm chi bản hệ khởi tự trụ hạ”. Chữ “trụ hạ” ở đây có nghĩa “trụ hạ sử” – quan coi về sử sách. Theo truyền thuyết, Lão Tử từng là “trụ hạ sử dưới thời nhà Chu. Như vậy, Lý Thế Dân truy nhận tác giả Đạo đức kinh là hoàng tổ của mình.
Đối với Tam giáo – Đạo, Nho, Phật – Đường Thái Tông dứt khoát xác lập vị trí đứng đầu của Đạo giáo. Trên cơ sở đó, vào tháng 2 năm Trinh Quan 11 (tức năm 637), Đạo sĩ nữ quán tại tăng ni chi thượng chiếu (bài chiếu quy định “đạo sĩ”, nữ quán” đứng trên tăng ni) yêu cầu: “Từ nay về sau, từ việc trai cung đến xưởng danh, đạo sĩ nữ quán đứng trước tăng ni”. Theo quy định này, trong các nghi thức được tổ chức ở cung đình, đạo sĩ được xếp trước tăng ni. Đến tháng 7 năm Trinh Quan 11, Đường Thái Tông hạ lệnh tu kiến miếu Lão quân ở Bạc Châu (kinh đô nhà Thương, nay thuộc huyện Thương Khâu, tỉnh Hà Nam). Theo sử liệu, Lão Tử sinh ở Khổ huyện. Vào đời Đường, Khổ huyện thuộc Chân Nguyên, Bạc Châu. Cho tu kiến miếu đường nơi xuất sinh Lão Tử, đó là hành vi biểu hiện sự sùng đạo tôn tổ của Lý Thế Dân. Khi sắp xếp Lão Tử miếu trước Khổng miếu, Lý Thế Dân có dụng ý xác lập vị trí số 1 thuộc về Đạo, sau đó là Nho và cuối cùng là Phật.
Về trật tự này hơn một lần Đường Thái Tông đã đối thoại với các tăng lữ. Theo Phật tổ thống kỷ quyển 39, vào năm Trinh Quan 16 (tức năm 642) quyển 39, vào năm Trinh Quan 16 (tức năm 642), khi đến Hoằng Phúc tự, Đường Thái Tông Lý Thế Dân có đem vấn đề “Đạo tiên, Phật hậu” trao đổi với nhân vật trụ trì ở đây. Nhà vua hỏi:“Lão Tử là thủy tổ của Trẫm; nên Trẫm quyết định thứ bậc như vậy, các khanh có đồng ý chăng?”. Người trụ trì đáp: “Đó là mỹ đức của bệ hạ đối với tổ tiên, sao có thể có gì không vui!”. Đường Thái Tông nói tiếp: “Tôn ti của Phật – Đạo, ai cũng đã rõ. Mặc dù sắp đặt trước sau, kỳ thật không có ý phân biệt cao thấp. Thuỷ tổ của Trẫm là Lão Tử, vì thế mới tôn kính đạo sĩ, chứ tuyệt nhiên không có dụng ý khinh thị Phật giáo”.
Sùng thượng Đạo tổ, Đường Thái Tông cũng giao du với nhiều đạo sĩ nổi tiếng đương thời, tiêu biểu nhất là Vương Viễn Tri. Sau khi lên ngôi, để bày tỏ lòng biết ơn đạo sĩ này trong cuộc chính biến Huyền Vũ môn, Lý Thế Dân muốn ban thưởng trọng hậu và ủy thác nhiều trọng nhiệm, nhưng Vương Viễn Tri đã rời kinh đô, tuyên bố trở về với núi non. Tại Mao Sơn – nơi Vương Viễn Tri tu đạo – Lý Thế Dân cho xây Thái Thụ quán, cử 27 đạo sĩ trông coi địa điểm này và gia phong đạo sĩ họ Vương chức Ngân Thanh quang lộc đại phu.
Mặc dù sùng thượng Lão Tử, ca ngợi tư tưởng vô vi nhưng khi mới chấp chính Đường Thái Tông không bị mê hoặc bỏ miếng mồi cầu tiên để được bất lão. Có thể nói vào thời kỳ đầu, Lý Thế Dân bày tỏ thái độ phủ định đối với thuật trường sinh. Rồ rằng nhà vua hùng tài đại lược này còn phân biệt hai phạm trù tư tưởng triết học và hành vi mê tín. Đây là cái nhìn đột xuất trong thế giới quan và nhân sinh quan của một nhà vua phong kiến trở thành phong cách đặc biệt của Lý Thế Dân. Vì vậy trong một thời gian dài, Lý Thế Dân không chấp nhận phương thuật mê tín.
Đọc thêm Sử Trung Quốc:
Chiến Tranh Nha Phiến ở Trung Hoa Thế Kỷ 19
Nguồn gốc dân tộc Trung Hoa
Vài nét về chiến sự Trung Quốc cổ đại
Điều đó xác nhận sau thời kỳ kế vị một thời gian dài, Đường Thái Tông Lý Thế Dân tỏ ra căm ghét các phương thuật thần tiên và coi đó là tai hoạ quốc gia. Người hiểu được chân lý này sâu sắc nhất không ai hơn Trưởng Tôn hoàng hậu. Vào năm Trinh Quan thứ 8, chính người phụ nữ này đã nói: “Những dị đoan mê tín của Phật, của Đạo là sâu dân một nước, tuyệt đối không nên tín phụng”.
Thế nhưng vào thời vãn niên, khi đất nước vượng thịnh, tuổi tác cao, Lý Thế Dân bị cuốn vào quỹ đạo thông thường của những bậc đế vương phong kiến, vọng tưởng trường sinh, sử dụng đan dược. Có lẽ vào những năm cuối đời, tình tự bất ổn, sức khỏe bất hảo đã đẩy Lý Thế Dẫn đến một đối cực tư tưởng.
Căn cứ sử sách, có thể thấy từ năm Trinh Quan 16 (tức năm 642) về trước, Đường Thái Tông Lý Thế Dân thường ra khỏi hoàng cung, tham dự những cuộc săn bắn sôi động, hào hứng. Điều đó thuyết minh tinh lực và thể lực nhà vua còn sung mãn. Nhưng từ năm Trinh Quan 17 đến 23 (tức từ năm 643 – 649), trước lúc lâm chung 6 năm, Lý Thế Dân chỉ có 1 lần đi săn. Đó là dấu hiệu sức khỏe suy yếu, thể phách lung lay. Có lẽ cái tâm của một nhân cách con người luôn luôn bắt Lý Thế Dân phải thường trực đối diện với những bi kịch oan nghiệt trong cuộc đời chính trị giura của mình. Thái tử Thừa Càn bị phê, Ngụy vương Thái bị lưu đày, mâu thuẫn các hoàng tử luôn luôn đặt nhà vua trước những câu hỏi ghê gớm, thậm chí có lúc đã nghĩ đến con đường tự sát.
Trong bối cảnh đó, một Lý Thế Dân trước đây rất ít khi gọi tới ngụy, bây giờ bắt đầu phục được. Theo Trinh Quan chính yếu (quyển II), đương thời Cao Quý Phụ dâng sớ kể chuyện chính sự, được Đường Thái Tông khen ngợi và đặc thưởng một viên “chung nhữ”. “Chung nhữ” là gì Nguyên Qua Trực chủ: “Chung nhũ sản sinh từ đá, dùng vị thuốc này khiến thông khí dạ dày”. Đây là loại thuốc dược Lý Thể Dân dùng thường xuyên, chứng tỏ nhà vua có bệnh về tiêu hoá, không thể không cần “dược thạch”.
Còn một sự kiện nữa có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ Lý Thế Dân, đỗ là cuộc chinh phạt bất thành vào năm 645. Cựu Đường thư xác nhận: “Sau khi từ Liêu Đông trở về, Thái Tông đến Định Châu và phát bệnh giữa đường”. Cuối năm đó, vua lui về Tinh Châu dưỡng sức; tháng 3 năm sau, về kinh đô và ngã bệnh, phải trao việc triều chính cho Thái tử Lý Trị”. Ngoài bệnh dạ dày, Lý Thế Dân còn cảm mạo và nhiều chứng khác. Dù tích cực dùng thuốc nhưng sức khỏe vẫn không hồi phục, nhà vua một thời đả kích mê tín ấy lại phó thác sinh mệnh cho phương sĩ, bắt đầu sử dụng đan dược, chậm nhất là cuối năm 646. Căn cứ vào tài liệu nào để khẳng định điều đó? Tự trị thông giám quyển 198 có ghi lại sự kiện đáng lưu ý: “Vào tháng giêng năm Trinh Quan 21 (tức năm 647), Cao Sĩ Kiêm qua đời. Đây là nhân vật có công lớn với nhà Đường, vả lại cũng là quốc thích, nên vua quyết định đến tận nơi tham dự điếu tang Phòng Huyền Linh cực lực can giảm, Thái Tông không nghe. Trên đường đi, vua bị Trưởng Tôn Vô Kỵ cản đầu ngựa, khuyên “Bệ hạ sử dụng kim thạch, không được lâm tang. Xin về tông miếu, xã tắc mà thận trọng”. Đường Thái Tông vẫn không nghe; Trưởng Tôn Vô Kỵ phải nằm dài giữa đường, khóc lóc can ngăn mãi, vua mới chịu về”. Phục dược không được đến nơi có tang, đó là điều cấm kỵ của các phương sĩ luyện đan. Khái niệm “kim thạch” ở đây xác nhận Lý Thế Dân đã sử dụng đan dược do các thuật sĩ chế tạo.
Có thể nói Đường Thái Tông Lý Thế Dân là người khởi xướng việc sử dụng đan dược của phương sĩ đến từ nước ngoài Trung Quốc. Sau 2 năm sử dụng đan dược “quốc bảo” không hiệu nghiệm, ông vua này chuyển tầm nhìn sang các phương sĩ ngoại quốc. Để phục vụ ý tưởng trên, các đại thần nhà Đường tiến cử một phương sĩ của nước Thiên Trúc (nay là Ấn Độ). Vào năm Trinh Quan 22 (tức năm 648), Vương Huyền Sách mượn binh Thể Phồn, Nê Bà La, đánh bại Thiên Trúc, bắt sống Quốc vương A La Na Thuận và phương sĩ Na La Nê Sa Bà Tẩm (gọi tắt là NaLa). Vào tháng 5, Vương Huyền Sách tiến cử phương sĩ này với Đường Thái Tông, Vị phương sĩ ngoại “tự xưng mình đã trên 200 tuổi, và bảo đó là nhờ thuật trường sinh” đồng thời tuyên bố có thể phối chế kim thạch để làm ra những viên “bí tể”. Những lời khoa trương ấy đánh trúng vào tâm lý ảo tưởng của Lý Thế Dân.
Đến mùa xuân năm Trinh Quan 23 (tức năm 649), sau gần một năm luyện chế, đan dược được “xuất lờ”; Thôi Đôn lập tức đưa vào cung. Trong lúc ngã bệnh, Lý Thế Dân mong chờ từng giờ từng phút kết quả luyện đan của thuật sĩ NaLa. Vì thế khi vừa nhận được đan dược, theo đúng lời dặn dò của phương sĩ Thiên Trúc nhà vua “phục thực” với tất cả hy vọng Nhưng không ngờ trường sinh dược lại biến thành lưỡi hái tử thần, cướp đi sinh mạng của nhà vua sau đó 2 tháng. Trong sử liệu 22 sử lễ ký, sử gia Triệu Dực đời Thanh cũng khẳng định: “Thái Tông chi băng, thực do vu phục đan dược dã” (Đường Thái Tông Lý Thế Dân băng hà, thực chất là do uống đan dược).
Cho nên có thể nói lò đan dược của phương sĩ Thiên Trúc đã trở thành nấm mồ chôn Lý Thế Dân. Theo vương pháp truyền thống, ai gây nên cái chết của vua, nhất định phải rơi đầu. Nhưng thật buồn cười, không hiểu vì lý do gì, các đại thần của Đường Thái Tông chẳng những không trị tội mà còn “phóng hoàn bản quốc” (trả về nước). Theo Cựu Đường thư: “nếu qui tội người Hồ, chiến tranh lại bùng nổ, và không khéo còn làm trò cười cho Nhung Đich!”.
Vào những năm cuối đời, ngoài việc duy trì phương thuật Đạo gia, chiêu thỉnh phương sĩ Thiên Trúc, Lý Thế Dân còn ký “sắc lệnh” cho phép biến đồng thành vàng (điểm đồng vi kim), chế tạo “vàng đặc biệt của Đại Đường”! Trên thực tế, các đạo sĩ chế kim ngân chỉ đạt được hình thức bên ngoài như kiểu… vàng giả (nguy kim). Nhưng trong một thời gian dài, người ta nhầm lẫn đây là sự thật. Và Đường Thái Tông tỏ ra rất thích thú về thuật “điểm đồng vi kim” của các thuật sĩ nên thu dụng đạo sĩ Thành Bật làm quan ngũ phẩm để chuyên sản xuất “đại Đường kim”.
Trong suốt lịch sử phong kiến Trung Quốc, không một triều đại nào không có những ông vua chết vì đan dược. Thậm chí đến vương triều cuối cùng, nhiều hoàng đế đời Thanh vẫn nuôi giấc mộng trường sinh nhưng rồi phải đoản mệnh. Vì thế có thể coi cái chết của Lý Thế Dân là mẫu số chung của bi kịch của vua chúa Trung Hoa. *