Hy Lạp Cổ Đại

Aristotle – Nhà Thông Thái Vượt Thời Gian

Cùng với Socrates và Plato, Aristotle là triết gia cổ đại có sức ảnh hưởng vượt thời gian đối với tư tưởng phương Tây

Nguồn: World History
Cùng với Socrates và Plato, Aristotle là triết gia cổ đại có sức ảnh hưởng vượt thời gian đối với tư tưởng phương Tây

Aristotle xứ Stagira (sống từ năm 384 đến 322 TCN) là một triết gia Hy Lạp. Ông đi tiên phong trong việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống hầu như mọi lĩnh vực tri thức của nhân loại. Thời đó, ông được gọi là “người đàn ông hiểu biết mọi thứ” và về sau danh tiếng ngày càng rộng lớn đến mức người ta chỉ đơn giản gọi ông là “Nhà Triết Học“.

Ông đóng góp một khái niệm hoàn toàn mới cho thế giới: siêu hình học. Nguồn gốc của siêu hình học đến từ việc ông (hoặc một học trò của ông) đặt cuốn sách bàn về triết học trừu tượng phía sau cuốn sách về vật lý (“siêu hình học” theo nghĩa đen là “sau vật lý”). Ông cũng góp phần chuẩn hóa cách thức thông tin được thu thập, phân tích, diễn giải, và truyền tải trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong thời kỳ Trung cổ muộn (khoảng từ năm 1300 đến 1500), Aristotle được gọi là “Bậc thầy”. Điển hình nhất là trong tác phẩm Inferno của Dante – tác giả thậm chí không cần nêu tên mà người ta vẫn nhận ra Aristotle. Biệt hiệu này hoàn toàn phù hợp vì Aristotle đã viết và được coi là bậc thầy trong vô vàn các lĩnh vực như sinh học, chính trị, siêu hình học, nông nghiệp, văn học, thực vật học, y học, toán học, vật lý, đạo đức, logic, và sân khấu. Ông, cùng với SocratesPlato, tạo nên bộ ba những nhà triết học Hy Lạp vĩ đại nhất mọi thời đại.

Plato (khoảng 424/423-348/347 TCN) là học trò của Socrates (khoảng 469/470-399 TCN) và Aristotle lại là học trò của Plato. Dù cả thầy và trò bất đồng ý kiến về một phương diện trọng yếu trong triết học của Plato – lý thuyết về một thế giới Ý niệm cao siêu hơn – điều này không gây rạn nứt giữa họ (trái với quan điểm của nhiều học giả). Thậm chí, Aristotle còn dùng lý thuyết của Plato làm nền tảng để phát triển những tư tưởng độc đáo của riêng mình. Dù không công nhận Lý thuyết Ý niệm, ông chưa bao giờ phủ nhận giá trị căn bản trong triết học của người thầy cũ.

Sau này, vua Philip II của Macedonia (trị vì 359-336 TCN) thuê Aristotle làm gia sư cho con trai mình, chính là Alexander Đại đế (356-323 TCN). Aristotle gây ấn tượng mạnh tới vị hoàng tử trẻ. Alexander luôn mang theo các tác phẩm của Aristotle trong mỗi chiến dịch và khi chinh phạt Đế quốc Ba Tư, ông đã giới thiệu triết học Aristotle đến khắp phương Đông. Nhờ đó, học thuyết của Aristotle lan tỏa khắp thế giới thời cổ đại, ảnh hưởng đến triết học cổ đại và trở thành nền móng cho sự phát triển thần học của các tôn giáo Do Thái, Cơ Đốc, và Hồi giáo.

5/5 - (1 vote)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s