Hy Lạp Cổ Đại

Trận Granicus – Mở Màn Cuộc Viễn Chinh của Alexander Đại Đế

Trận sông Granicus là trận đánh lớn đầu tiên của Alexander khi vừa kế vị cha. Trận đánh này mở ra con đường chinh phạt vùng Tiểu Á

Nguồn: The Collector
Tran danh dau tien cua alexander dai de

Bình định xong Hy Lạp và vùng Balkan, Alexander kéo quân qua Helespont, tiến vào Tiểu Á1. Vừa khéo một cuộc nổi dậy ở Ai Cập đã đánh bay tân vương Achaemenes2, Darius III, cùng với đạo quân của ông ta.

Nhưng các thủ lĩnh địa phương, hay satrap, của Ba Tư không dễ để Alexander muốn làm gì thì làm. Họ có nhiều kinh nghiệm trận mạc với người Hy Lạp, từng đuổi quân Macedonia trước đây do vua Philip II, cha của Alexander, thống lãnh.

Và giờ đây họ hội quân chống cự Alexander trên bờ sông Granicus. Đây là trận đánh lớn đầu tiên của Alexander trong sự nghiệp cầm quân của ông, và là trận đánh quan trọng trong công cuộc chinh phạt Ba Tư.

Bối cảnh trận chiến

Ngược về quá khứ 2 năm trước, tức năm 336 TCN, vua Philip sai một đạo quân tiên phong do tướng Parmenion, một thân tín của ông, tiến đánh vùng Tiểu Á, với nhiệm vụ lập cứ điểm để quân đội của ông có thể vượt sông.

Hàng loạt thành bang Hy Lạp vùng Tiểu Á nhanh chóng bị đạo quân tiên phong này đánh dẹp. Cùng thời điểm đó bên Ai Cập xảy ra bạo loạn lớn. Tình hình đang rất hứa hẹn với quân Macedonia, nhưng giữa lúc ấy vua Philip bị ám sát.

Alexander nhanh chóng lên kế vị, tiếp quản vương triều Macedonia.

Trong bối cảnh thay triều đổi đại rối ren của Macedonia, hàng loạt thành bang Hy Lạp và các bộ lạc Thracia phương bắc nổi dậy, đe dọa quyền lực của tân vương.

Đạo quân tiên phong phía Tiểu Á lúc này phải tự lo lấy thân.

Vua Darius III của đế quốc Achaemenes, hay còn gọi là Ba Tư, đàn áp xong cuộc bạo loạn ở Ai Cập năm 335. Ngay lập tức ông phải một đạo quân lính đánh thuê Hy Lạp do Memnon xứ Rhodes cầm đầu đi đánh đuổi quân Macedonia.

Quân Macedonia bại trận một cách chóng vánh, và phải lui về giữ lấy một mảnh đất nhỏ, chờ lực lượng tiếp viện.

Năm sau, Alexander dấy một đạo quân Macedonia khổng lồ, vượt Helespont, tiến đến.

Vị trí diễn ra trận đánh Granicus
Vị trí diễn ra trận đánh Granicus

Tương quan lực lượng

Lực lượng quân đội của Alexander khá hùng hậu và đa dạng, bao gồm:

  • 12.000 lính bộ binh hạng nặng, đánh giáo.
  • 1 đơn vị hypaspist tinh nhuệ, và các đơn vị bộ binh hạng nhẹ.
  • 1000 cung thủ và lính phóng lao yểm trợ
  • 1800 kỵ binh tinh nhuệ của Alexander, thêm 1800 kỵ sĩ người Thessalia, và 600 quân đồng minh Hy Lạp.
  • Thêm 1000 ky binh hạng nhẹ đến từ người Paeonia và người Thracia, và lính prodromoi.

Tổng lực lượng tham chiến lên đến 18,100 quân.

Về phía liên minh các satrap vùng Tiểu Á thì hiện có ít thông tin về lực lượng tham chiến trận này. Nhưng có thể ước đoán chủ yếu là dân quân địa phương được các satrap huy động, cộng với quân đội chính quy Achaemenid, và một phần là lính đánh thuê Hy Lạp. Tổng cộng khoảng 2 vạn bộ binh và khoảng 5-10 ngàn kỵ binh.

Tức nhìn chung, quân số của phe Tiểu Á vượt trội Alexander.

Bày trận

Có ba nguồn sử liệu chính mô tả cuộc chiến này, đến từ các sử gia cổ đại Arrian, Plutarch, và Diodorus Siculus. Điểm bất đồng của cả ba là thời điểm. Liệu trận đánh diễn ra khi quân Alexander đã vượt sông và dàn quân phía bờ bên kia như miêu tả của Diodorus, hay hai bên chiếm cứ hai bờ sông và giao tranh với con sông làm ranh giới, như mô tả của Arrian và Plutarch.

Trong cả hai phiên bản đều kể lại những quyết định chiến thuật khó hiểu của chỉ huy hai bên, và những hành động mang tính hệ quả tiếp nối.

Trong bài viết này chúng ta đi theo văn bản của Arrian và Plutarch. Theo hướng này, có lẽ quân Ba Tư chỉ định dàn quân bên kia sông để thăm dò đối phương chứ không có ý định giao chiến, vì họ tin rằng Alexander sẽ không dám vượt sông.

Tranh minh họa trận Granicus của Charles Le Brun, 1665
Tranh minh họa trận Granicus của Charles Le Brun, 1665

Hai phe bày trận đối nhau trên hai bờ sông. Quân Ba Tư bố trí kỵ binh sát mép sông, có lẽ để đe dọa đối phương. Phía sau là đơn vị lính đánh thuê Hy Lạp hậu thuẫn.

Phía bên kia, Alexander cho triển khai kỵ binh và quân prodromoi bên cánh phải, cùng với cung thủ và lính phóng lao. Cánh trái là đội kỵ binh Thracia, và kỵ binh Hy Lạp đồng minh, kỵ binh Thessalia. Trung quân gồm các đơn vị đánh giáo, và tinh binh hypaspist bọc sườn phải.

Memnon xứ Rhodes

Chỉ huy các lực lượng Achaemenid là satrap Arsites, cùng với nhiều satrap khác và những thành viên trong hoàng tộc vua Darius. Nhưng nhân vật ảnh hưởng nhất trong trận chiến này là tướng Memnon xứ Rhode, chỉ huy lực lượng đánh thuê Hy Lạp. Ông ta phục vụ dưới trướng satrap Phrygia từ năm 358, từng tham gia cào cuộc nổi dậy chống vua Ba Tư nhưng thất bại. Sau cuộc nổi dậy ấy, Memnon trốn đến Pella, thủ đô Macedonia.

Trong thời gian lưu vong, Memnon quen với vua Philip II và cả Alexander. Theo Plutarch, Memnon và Alexander còn từng đàm luận với nhau về binh pháp. Cả hai đều hiểu năng lực, điểm mạnh lẫn điểm yếu của đối phương.

Năm 343TCN, Memnon lại đầu quân triều đình Achaemenid, và ngay lập tức giao chiến với vua Philip quá cố. Năm 339, vị tướng này từng giúp bảo vệ thành phố trước các cuộc công kích của Philip, sau đó được sai đi chống chọi với quân viễn chinh Macedonia tại vùng Tiểu Á.

Khi Alexander kéo quân đến, Memnon ban đầu chủ trương kế hoạch vườn không nhà trống, đốt sạch phá sạch. Ông biết người Hy Lạp ghét bị Macedonia cai trị, còn quân của Alexander thì khó giữ được nguồn tiếp tế. Nhưng các satrap không đồng ý chiến thuật tiêu thổ tốn kém như vậy.

Tại Granicus, Memnon chỉ huy một đạo kỵ binh, thay vì đơn vị lính đánh thuê của ông. Lý do có thể do các satrap không tin tưởng ông, nhưng cũng có thể Memnon cố tính phô diễn lực lượng để cảnh cáo quân Macedonia, chứ không định giao chiến thực sự.

Alexander tấn công

Minh họa trận đánh Granicus
Minh họa trận đánh Granicus

Alexander phát động đợt tấn công đầu tiên vượt sông đánh vào cánh trái quân Ba Tư. Lực lượng chủ đạo là kỵ binh và lính prodromoi, với một đơn vị bộ binh theo sau.

Phía Achaemenid đáp trả bằng mưa tên lửa nhằm đẩy lùi địch thủ.

Bị áp đảo về quân số, và hứng chịu thương vong nặng, quân Macedonia rút lui.

Chớp thời cơ, kỵ binh Ba Tư rời cao điểm bờ sông truy sát đối phương.

Giới sử gia hiện đại cho rằng việc lui quân là ngụy kế để nhử kỵ binh Ba Tư rời vị trí lợi thế, khiến thế trận phòng thủ bị vỡ.

Dù là mưu kế hay vô tình, thì việc kỵ binh Ba Tư truy sát đã khiến họ mất thế thượng phong.

Alexander huy động toàn bộ bộ binh hạng nặng bên cánh phải và đội kỵ binh còn lại đánh bọc sườn đối phương.

Kỵ binh của Alexander vượt sông Granicus.
Kỵ binh của Alexander vượt sông Granicus

Đội kỵ binh Ba Tư bị đánh tan tác. Alexander liền dẫn quân vượt sông tiến qua bờ bên kia. Nước đi này rất mạo hiểm và đòi hỏi kỹ năng chỉ huy xuất sắc của thủ lĩnh. Vì trong khi vượt sông, kỵ binh rất dễ bị tập kích, chỉ đến khi nào qua được bờ bên kia và lập lại đội hình thì mới an toàn.

Qua sông, Alexander lập tức phát động tấn công đánh thẳng vào kỵ binh Ba Tư.

Giao tranh

Cận chiến là một lợi thế cho quân Alexander vì họ đánh thương dài hơn, có tầm sát thương cao hơn so với giáo của quân Ba Tư.

Có lẽ kỵ binh Alexander tấn công theo đội hình kim cương, giúp họ chọc sâu và phá vỡ hàng ngũ đối phương.

Bản thân Alexander luôn xông pha đi đầu trong trận chiến.

Các cuộc giao tranh giữa kỵ binh thường diễn ra mau lẹ và có tính cơ động cao. Thành công hay không phụ thuộc nhiều vào kỹ năng cưỡi ngựa và chiến đấu của kỵ sĩ.  Theo Arrian và Plutarch, Alexander thường xuyên đấu tay đôi với các kỵ sinh phe địch, trong đó có Mithradates, con rể vua Darius III, và một tướng phe Ba Tư. Alexander đâm chết Mithradates thì bị Rhosaces, một quý tộc Achaemenid, vung gươm chém vào đầu. May thay mũ chiến đã cứu mạng ông.

Alexander lại đâm chết Rhosaces, và bị Spithridates, satrap vùng Ionia và Lydia, tập kích. Một tướng Macedonia lao tới tiếp ứng, chém chết vị satrap này.

Qua một trận quần thảo, kỵ binh Macedonia đẩy lùi quân Ba Tư, chiếm được bờ sông.

Lính đánh thuê Hy Lạp

Cánh trái kỵ quân Ba Tư tan vỡ và tháo chạy, khiến trung quân rối loạn theo. Một số nguồn cho rằng bộ binh hai bên xảy ra một số cuộc giao tranh, nhưng chính xác đơn vị nào tham chiến, và tới mức độ nào, thì không có thông tin cụ thể.

Alexander quay sang nhắm vào đội quân đánh thuê Hy Lạp. Đến lúc này, họ chưa tham chiến dù là đơn vị bộ binh chuyên nghiệm nhất mà Ba Tư có trên chiến trường. Rủi thay, họ cách kỵ quân quá xa không thể chi viện. Ngoài ra, chỉ huy Memnon đang bận xung trận với kỵ quân, không thể ra lệnh cho họ.

Tuy thế, đạo binh này vẫn tiềm ẩn sự nguy hiểm, nên Alexander quyết định đánh trước.

Trông thấy quân Ba Tư tháo chạy, đạo binh đánh thuê này liền rút lên điểm cao để phòng thủ. Sau đó họ có điều đình với Alexander, nhưng bất thành.

Các đơn vị bộ binh Macedonia tấn công trực diện, còn kỵ binh vây đánh hai bên cánh. Quân Hy Lạp chống trả trong tuyệt vọng. Cuối cùng, họ bại trận, chỉ một số ít chạy thoát.

Hầu hết thương vong của quân Macedonia là khi giao tranh với đội lính đánh thuê Hy Lạp này.

Hậu chiến

Rất khó xác định thương vong cụ thể của những trận đánh thời cổ đại. Một số tài liệu cho ta biết phe Macedonia chết khoảng 100-120 lính, hầu hết là kỵ binh. Còn phe Ba Tư chết tới 6000 quân. Thêm 2000 lính Hy Lạp bị bắt. Alexander coi họ là phường phản bội nên giải hết về nước làm nô lệ. Ông cũng gửi thêm 300 bộ áo giáp cúng vào đền Athena ở Athens.

Sau thất bại, quân Ba Tư rút nhiều lữ đoàn ra khỏi các thành phố trong khu vực bị Alexander chiếm, trong đó có Dascylium, Magnesia, Tralles, Ephesus, và quan trọng nhất là Sardis.

Nhưng quân Ba Tư không thiệt hại tới mức nghiêm trọng, vẫn đủ sức hội quân kháng cự tại Halicarnassus, nhất là hậu cần của họ cực kỳ dồi dào.

Tuy nhiên, Alexander đã dựng được cứ điểm cần thiết, làm bàn đạp hành quân sâu vào đất liền bất cứ khi nào, mở ra con đường chinh phạt đế chế Ba Tư sau này.

  1. Tiểu Á, hay Anatolia, là bán đảo thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay ↩︎
  2. Đế quốc Achaemenes [550 TCN–330 TCN] là đế quốc cổ đại của người Iran được Cyrus Đại đế thành lập nên ở khu vực Tây Á, đế quốc này còn được gọi là Đế quốc Ba Tư thứ nhất. Vào giai đoạn đỉnh cao, đế quốc này trải dài từ khu vực Balkan ở phía Tây cho tới khu vực thung lũng sông Ấn ở phía đông và có diện tích lên tới 5,5 triệu kilômét vuông (2,1 triệu dặm vuông Anh), lớn hơn bất cứ đế quốc nào khác đã từng tồn tại trước đó. ↩︎
5/5 - (1 vote)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s