Lịch Sử Châu Á

9 loại vũ khí của một Samurai

Tuy katakana là loại vũ khí biểu tượng của một samurai, nhưng thực tế khi lâm trận ít dùng, mà họ có nhiều tùy chọn khác

Tuy katakana là loại vũ khí biểu tượng của một samurai, nhưng thực tế khi lâm trận ít dùng, mà họ có nhiều tùy chọn khác

Thanh katana thường được coi là linh hồn của samurai. Nhưng lịch sử lại cho thấy sự thật không hoàn toàn như vậy. Thực ra samurai ít khi dùng kiếm khi lâm trận, mà thay vào đó họ có nhiều lựa chọn khác trên chiến trường.

Trong bài này, chúng ta sẽ tập trung vào các vũ khí đặc trưng của Nhật Bản.

Giáo yari: vũ khí đơn giản song hiệu quả

Trường thương Yari

Nào, mở đầu với loại vũ khí đơn giản nhất: giáo Yari. Đây là vũ khí mà nông dân thời xưa thường sử dụng, và cũng là vũ khí chính của các chiến binh samurai. Thợ rèn có thể làm ra Yari một các dễ dàng, và lính mới cũng không khó để học các thế đánh cơ bản.

Phần lưỡi của Yari có nhiều kiểu dáng, nhưng phổ biến nhất là lưỡi thẳng. Một phiên bản cũng khá được chuộng là jumonji-yari – mũi giáo có 2 cánh chéo. Mũi giáo có một chuôi dài để gắn chắc vào cán.

Cán giáo được làm bằng gỗ cứng, gia cố bằng sừng và sơn mài. Chiều dài của nó dao động từ 1m đến 6m. Đại danh daimyo Oda Nobunaga từng trang bị loại giáo dài cho lính nông dân ashigaru để chống lại kỵ binh.

Khi tác chiến theo đội hình, giáo Yari chỉ đơn giản là dùng để đâm. Nhưng trong giao đấu đơn như các cuộc đấu tay đôi, nó cũng có thể được dùng như gậy để chém, dùng cán để đập, hoặc quật ngã đối thủ.

Naginata

Tranh vẽ Samurai sử dụng naginata
Tranh vẽ Samurai sử dụng naginata

Naginata là loại vũ khí có cán dài nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Nó có cán gỗ lắp với lưỡi cong ở đầu. Lưỡi này có thể được rèn riêng cho Naginata, hoặc tận dụng lại từ các thanh kiếm. Naginata có thế mạnh khi đấu kỵ binh do chiều dài và độ nặng của lưỡi. Samurai dùng Naginata có thể kéo kẻ địch xuống ngựa, chém chân ngựa, hay đơn giản là dùng cán đập với lực cực mạnh.

Các tuyệt chiêu với Naginata là các động tác chém rộng, đâm, và đánh bằng đầu chuôi đối trọng. Nếu bạn được chứng kiến Naginata kata (các bài quyền), bạn sẽ để ý là võ sĩ thường xoay người sau khi đỡ đòn. Bình thường thì đây là chiến thuật tệ, nhưng nhớ là Naginata rất dài, nên kẻ thù khó mà áp sát ngay được. Việc xoay người (đặc biệt là xoay ở vị trí xa đối thủ) là để chiến binh quan sát xung quanh.

Từ thời Sengoku trở đi, Yari thay thế Naginata trở thành vũ khí bộ binh chính. Đó là do đội hình chiến đấu trở nên dày đặc hơn, khiến các động tác vung rộng của Naginata bị hạn chế. Naginata khi đó thường được dùng cho phụ nữ dòng dõi Samurai để bảo vệ nhà khi chồng đi vắng, và cũng hay là một phần trong của hồi môn nữa đó!

Trường kiếm nagamaki

Taira no Harutake, by Utagawa Kuniyoshi, 19th century, via Ukiyo-e.org

Nagamaki nghe có vẻ hơi kỳ lạ – nó vừa là kiếm, vừa là một dạng thương. Kiếm thì ngắn, mà cán thì lại dài ra bất thường, tỉ lệ cán và lưỡi phải 1:1 cơ! Cái tên “Nagamaki” có nghĩa là “cán quấn dài”, bởi vì cách quấn cán của nó y như mấy thanh kiếm Nhật khác. Điểm khác biệt của Nagamaki với Naginata (một loại thương Nhật) là ở chiều dài. Nagamaki ngắn hơn, dễ vung vẩy ở cự ly gần. Quan trọng là người dùng Nagamaki không cần đổi tay cầm như khi đánh Naginata, tay phải luôn ở phía trước cán kiếm.

Với cán siêu dài thì trọng tâm của Nagamaki nằm xa hơn các loại kiếm thông thường. Thế nên, các đòn chém của Nagamaki hay nghiêng chéo và tập trung lực ở hông hơn là ở cánh tay. Đỉnh điểm là khi chém xong, người đánh có thể để thanh kiếm tuột về phía trước trong tay phải, như kiểu bổ củi ấy!

Phá Giáp Kanabo

Giáp Samurai tuy không dày cộm như giáp châu Âu đâu, nhưng ít ra cũng đỡ được mấy nhát chém hay cung tên. Kanabo ra đời để dành riêng cho vụ đập giáp – như một cái chùy chiến của Nhật Bản vậy. Có loại Kanabo một tay, loại hai tay.

Nói trắng ra Kanabo là một cái chùy gỗ to dày cộp, đôi khi còn gắn đinh nạm sắt vô nữa. Một cú nện của Kanabo có thể làm méo giáp, gãy xương, thậm chí làm vỡ cả nội tạng bên trong. Không phải ngẫu nhiên mà trong chuyện cổ tích Nhật Bản mấy con quỷ Oni hay được cầm mấy cây Kanabo to vật vã. Mà mấy ông Samurai thì thích đội mấy cái mũ giáp có sừng quỷ nữa, nhìn thôi cũng đủ rén rồi, gặp thêm Kanabo thì tân binh chắc cóng người luôn chứ chẳng đùa.

Đại đao O-dachi/Nodachi

Dù kiếm không phải là vũ khí chủ đạo trên chiến trường thời trung cổ, thanh O-dachi (cũng được gọi là Nodachi) là một ngoại lệ đáng chú ý. Trong tiếng Nhật, tên của nó có nghĩa là “đại đao”. Đây là phiên bản phóng lớn của thanh Katana lừng danh. Tương tự như Zweihander (Đức) hay Claymore (Scotland), O-dachi được sử dụng bởi các chiến binh tinh nhuệ để phá vỡ đội hình giáo hoặc dùng trong các trận chiến trên lưng ngựa.

O-dachi có lưỡi kiếm dài đến 1 mét – dài hơn Katana khoảng một phần ba. Do kích thước đồ sộ, vũ khí này vô cùng khó sử dụng, nhưng những người thành thạo việc điều khiển chúng thì cực kỳ đáng gờm. Ngày nay, hầu hết các thanh O-dachi được lưu giữ trong các đền thờ Thần đạo như một cách dâng lễ vật.

Rìu chiến Ono

Mặc dù tương đối hiếm, một số chiến binh Nhật Bản vẫn sử dụng Ono (còn gọi là Masakari), một loại rìu chiến khổng lồ với phần lưỡi nặng ở cả hai mặt. Giống như những loại rìu chiến ở châu Âu, Ono có thể gây sát thương nặng lên đối thủ bọc giáp bằng lực chấn thương cùn.

Sở dĩ vũ khí này hiếm thấy vì nó có xu hướng làm mất thăng bằng cho người dùng. Các chiến binh cần có một mức độ kiểm soát nhất định đối với vũ khí của mình, ngay cả khi phần lớn xung lực nằm ở phần đầu rìu. Ngoài ra, một phần trong tư duy văn hóa của các Samurai là sự kiểm soát và cân bằng, vì thế những vũ khí gây mất tư thế chiến đấu thường không được ưu tiên. Ngược lại, Ono đôi khi được sử dụng bởi nông dân được đưa ra chiến trường. Dù không dễ sử dụng, loại vũ khí này đòi hỏi kỹ thuật ít phức tạp hơn so với các loại kiếm nhẹ hơn.

Trường cung Yumi

Samurai Archer, by Mizuno Toshikata, 1899, via Ukiyo-e.org

Samurai, trong nhiều thế kỷ trước thời kỳ Edo, chiến đấu chủ yếu bằng cung tên, thường là khi cưỡi ngựa. Yumi là một cây cung với thiết kế tay cầm độc đáo, cho phép bắn từ lưng ngựa hoặc trong tư thế quỳ gối. Cung được chế tạo từ tre, gỗ thủy tùng, và bọc da, trong khi dây cung được làm từ lông ngựa hoặc gân hươu. Ngày nay, Yumi hiện đại sử dụng sợi tổng hợp. Mũi tên làm bằng tre với nhiều kiểu đầu mũi tên khác nhau.

Ví dụ, một số mũi tên hình lưỡi liềm được thiết kế để cắt dây thừng, số khác là ống rỗng, tạo ra tiếng huýt sáo để làm kẻ thù hoảng sợ. Thậm chí, có mũi tên được quấn vải dễ cháy để phóng lửa gần mục tiêu. Yumi là một trong ba loại vũ khí Nhật Bản vẫn được giảng dạy phổ biến, không phải để chiến đấu mà trong môn thể thao (Kyudo). Hai loại vũ khí còn lại là kiếm katana (Kendo) và trường đao Naginata.

Súng Tanegashima

Có lẽ bạn không nghĩ súng ống gắn liền với Samurai, nhưng Nhật Bản thời Chiến Quốc không hề “hiền lành” chút nào. Các quy tắc về danh dự gần như không có giá trị trên chiến trường. Các Samurai, đặc biệt là những người phục vụ Oda Nobunaga, chẳng ngại ngần sử dụng súng ống đâu.

Súng Tanegashima được đặt tên theo hòn đảo nơi một con tàu Bồ Đào Nha bị đắm vào năm 1543. Con tàu này, ngoài những thứ khác, còn chở theo một lô súng kíp (hỏa mai). Mặc dù mạnh mẽ vào thời đó và có thể xuyên giáp, nhưng đây là loại súng thô sơ, mất đến một phút để nạp đạn và bắn một phát duy nhất. Chúng cũng không chính xác vì nòng súng không xoắn (rãnh xoắn).

Vì vậy, Tanegashima được sử dụng như một vũ khí “bắn loạt”. Hàng đầu tiên của các samurai sẽ bắn một loạt đạn vào đội hình đối phương, sau đó ngay lập tức lùi lại để nạp đạn. Hàng thứ hai sẽ bước lên, bắn và rút lui, lúc này hàng thứ nhất đã nạp đạn xong. Bằng cách này, vũ khí “cổ lỗ sĩ” của Nhật này lại có thể trở thành một trong những lực lượng tàn khốc nhất trên chiến trường.

Ozutsu

“Ozutsu” (nghĩa đen là “ống lớn”) là một trong những biến thể của pháo binh thời xưa. Đây là một khẩu pháo thô sơ được gắn trên bệ xoay. Nó có thể được sử dụng như một vũ khí chống bộ binh hoặc được gắn trên các bức tường thành như một vũ khí chống công thành. Một số biến thể cầm tay cũng tồn tại.

Ozutsu là một phiên bản cải tiến so với khẩu súng thô sơ được gọi là “teppo”. Khẩu pháo này có thể được gắn trên các chốt đỡ, cho phép kíp lái dễ dàng điều chỉnh độ cao. Vào thời điểm những vũ khí này của Nhật Bản được phát triển, thời kỳ Chiến Quốc (Sengoku) đang đi đến hồi kết. Sau khi Tokugawa Ieyasu thống nhất Nhật Bản, nước này đã không xảy ra các trận chiến quy mô lớn nào trong suốt 260 năm, cho đến trước thềm cuộc Minh Trị Duy Tân.

Vũ khí Nhật Bản: Một số điểm cần lưu ý

Nếu bạn chọn ra một nhóm vũ khí Nhật Bản và đặt chúng cạnh các vũ khí phương Tây, những món đồ của Nhật Bản sẽ trông giống nhau với chỉ một vài biến thể nhỏ, trong khi ở nhóm còn lại lại có sự đa dạng hơn rất nhiều. Các lưỡi kiếm khác nhau của châu Âu có kiểu dáng riêng biệt, được thiết kế để đáp ứng cho những tình huống chiến đấu cụ thể. Trong khi đó, người Nhật tìm ra một kiểu thiết kế và gắn bó với nó trong hàng trăm năm.

Lý do chính là tính thực tế. Nhật Bản có nguồn dự trữ sắt rất ít, và số lượng nhỏ có thể chế tạo thành thép cũng phải được sử dụng một cách kỹ lưỡng. Các thợ rèn kiếm thời Nhật Bản cổ đại đã tìm ra phương pháp thiết kế/rèn lưỡi kiếm phù hợp với nhu cầu của họ và giữ nguyên nó. Họ không có lý do thực sự nào để thay đổi. Lưỡi kiếm trên nhiều vũ khí Nhật Bản ít nhất trông cũng có nét tương tự như một thanh katana.

Khi nói về kho vũ khí của samurai, một chi tiết nữa là việc thiếu những chiếc khiên. Trái với quan niệm phổ biến, điều này chẳng liên quan gì đến danh dự cả. Tất cả các vũ khí chiến trường đều phải sử dụng hai tay, vì vậy việc cầm khiên sẽ là bất khả thi.

Họ có “tate”, những tấm khiên cố định, phía sau samurai sẽ dùng nó để che chắn khỏi tên, đạn súng hỏa mai hoặc pháo. Tuy nhiên, tấm khiên cầm tay thì hoàn toàn không có. Phần giáp đeo vai “sode” của bộ o-yoroi cổ điển có thể tạm thời được dùng như một cái khiên nếu người mặc định vị đúng, nhưng cách sử dụng này rất hiếm.

5/5 - (3 votes)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s